Nhu cầu kết nối và truyền tải hình ảnh, âm thanh chất lượng cao từ các nguồn phát thông qua các thiết bị công nghệ như laptop, tivi, máy tính để bàn ngày càng lớn. Dẫn đến sự phát triển của các tiện ích kết nối tiêu chuẩn bao gồm DisplayPort. Bài viết dưới đây phân tích về kết nối DisplayPort. Xem thêm bên dưới nhé!
1. DisplayPort là gì?
Ra mắt vào năm 2006, DisplayPort là chuẩn kết nối thế hệ mới giúp trích xuất hình ảnh và âm thanh chất lượng cao từ các thiết bị nguồn sang màn hình TV, máy tính xách tay, máy chiếu, màn hình máy tính,… Thiết bị được thiết kế nhỏ gọn và chứa 20 chân cắm nhỏ giúp xử lý các tác vụ truyền dữ liệu khác nhau.
Giới thiệu cổng DisplayPort
2. Các chuẩn DisplayPort
- Chuẩn DisplayPort thường thấy trong máy tính xách tay, MacBook và các card đồ họa từ phổ thông đến cao cấp ở hai dạng chính là Mini DisplayPort và Thunderbolt.
- Cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt có kích thước hoàn toàn giống nhau. Điểm khác biệt duy nhất là có biểu tượng “màn hình” bên cạnh cổng Mini DisplayPort và biểu tượng “tia chớp” bên cạnh cổng Thunderbolt. Đây cũng được cho là đặc điểm phân biệt của hai loại cổng này.
Cổng Mini DisplayPort và Thunderbolt
3. Tính năng qua từng phiên bản
DisplayPort hiện có hai phiên bản phổ biến với các tính năng độc đáo:
- DisplayPort 1.2: Hỗ trợ độ phân giải 4K ở 60Hz (3820 x 2160 pixel), HBR2 với 30 bit màu cơ bản.
- DisplayPort 1.4: Hỗ trợ độ phân giải 8K (8192 x 4320 pixel) hay phân nhỏ ra 2 màn 4K, 4 màn Full HD,…
Bên cạnh đó, cho dù DisplayPort đã hỗ trợ truyền tải tín hiệu âm thanh kỹ thuật số đa kênh nhưng so với HDMI thì các cổng DisplayPort vẫn chưa được hỗ trợ Ethernet, bao gồm tính năng ARC.
Hai phiên bản DisplayPort 1.2 và 1.4
4. Lưu ý khi sử dụng DisplayPort
Trước khi quyết định mua bộ kết nối DisplayPort, điều quan trọng là phải tìm hiểu xem thiết bị của bạn tương thích với phiên bản DisplayPort nào để có thể sử dụng thiết bị hiệu quả. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại cáp DisplayPort khác nhau như DisplayPort 1.1, 1.2 và 1.4 hỗ trợ các yêu cầu cơ bản như HD1080, 2K và 4K,…
5. Sự khác biệt giữa HDMI và DisplayPort
Sự khác biệt đáng chú ý nhất giữa HDMI và DisplayPort là HDMI thường dùng trong các thiết bị giải trí gia đình như TV, máy chiếu và màn hình,… Trong khi đó, DisplayPort thường được sử dụng trong máy tính xách tay, máy tính để bàn và các thiết bị công nghệ thông tin.
Các loại đầu nối
Cả đầu nối HDMI và DisplayPort có nhiều kích thước khác nhau.
Các đầu nối khác nhau
Đầu nối HDMI
3 phân loại chính thường thấy ở đầu nối HDMI là Type A, Type C và Type D. Ngoài ra, còn 2 loại đầu nối HDMI khác là Type B và Type E, tuy nhiên chúng rất ít khi được sử dụng.
- Type A: 19 chân, kích thước tiêu chuẩn dành cho TV, máy chiếu, set-top box và laptop.
- Type C (hay mini HDMI): 19 chân, kích thước nhỏ gọn phù hợp với laptop và máy tính bảng.
- Type D (hay micro HDMI): 19 chân, kích thước siêu nhỏ thích hợp với các thiết bị di động như điện thoại, máy tính bảng. Tuy nhiên, đầu nối đã giảm dần sự chú ý từ khi USB-C được ra mắt.
- Type B và Type E: 29 chân, ít được dùng nhất trong các đầu nối HDMI vì không phù hợp với người tiêu dùng phổ thông. Đầu Type B chuyên hỗ trợ các ứng dụng dual-link và đầu Type E giúp chống trượt khi thiết bị bị rung lắc nhiều.
Đầu nối HDMI
Đầu nối DisplayPort
Đầu nối DisplayPort chỉ có hai biến thể kích thước: phiên bản tiêu chuẩn với 20 chân mỗi chiếc và phiên bản nhỏ hơn có tên là Mini DisplayPort (sản xuất bởi Apple) phù hợp với cổng Thunderbolt trên máy tính. Một số thiết bị trên thị trường có cả cổng kết nối DisplayPort và HDMI thay vì chỉ duy nhất một đầu nối.
Độ phân giải, chất lượng hình ảnh và băng thông
DisplayPort 1.4a vẫn là phiên bản nổi tiếng nhất của DisplayPort qua nhiều năm phát hành. Nó có băng thông 25,92 Gbps và có thể hỗ trợ 8K UHD (7680 x 4320 pixel) ở 60 Hz hoặc 4K UHD (3840 x 2160 pixel) ở 120Hz với hỗ trợ HDR.
Một phiên bản khác là DisplayPort 2.0 vẫn chưa có mặt chính thức trên các thiết bị. Đây là một bước nhảy vọt đáng kể so với DisplayPort 1.4a, với băng thông bổ sung lên thêm 77,4 Gbps, độ phân giải 4K HDR lên đến 144 Hz và độ phân giải tối đa 16K (15360 x 8460 pixel) ở 60Hz trên một màn hình và cung cấp thêm khả năng tương thích ngược
Độ phân giải, chất lượng hình ảnh và băng thông của cổng DisplayPort và HDMI
DisplayPort được thiết kế để trích xuất video từ nhiều đầu ra sang nhiều màn hình. DisplayPort chỉ có một nhược điểm đó là không hỗ trợ dữ liệu Ethernet và tiêu chuẩn không trang bị kênh ARC (Audio Return Channel).
Mặt khác, HDMI có phiên bản phổ biến 2.0b, hỗ trợ độ phân giải 4K ở 60Hz và phiên bản mới HDMI 2.1, với tốc độ refresh từ 4K lên 120Hz và tăng băng thông từ 18 Gbps lên 48 Gbps. Hiện, tiêu chuẩn HDMI mới nhất cũng có thể hỗ trợ lên đến 10K, nhưng không phổ biến trên thị trường.
Tất cả các phiên bản của HDMI đều hỗ trợ chức năng ARC. Những phiên bản này bao gồm Ethernet lên đến 100Mbps, vì vậy bạn có thể truyền âm thanh đến các thiết bị như bộ thu AV nếu bạn không muốn nghe qua loa tích hợp của TV. Chuẩn HDMI cũng hỗ trợ Consumer Electronics Control (CEC), cho phép người dùng điều khiển từ xa các thiết bị được kích hoạt yêu cầu thiết bị hỗ trợ CEC.
Phân biệt DisplayPort và HDMI
Âm thanh
Không có sự khác biệt về phần âm thanh ở hai đầu nối DisplayPort và HDMI. Lý do là vì hai phiên bản mới nhất đều được hỗ trợ âm thanh kỹ thuật số lên đến 24 bit với 192kHz.
Chiều dài cáp
Hầu hết các loại cáp HDMI dài từ 1-2 mét. Nếu bạn cần kết nối khoảng cách xa, bạn sẽ cần tự khuếch đại tín hiệu bằng cách sử dụng bộ khuếch đại tín hiệu (booster) hoặc cáp hoạt động. Chuẩn HDMI không quy định độ dài tối đa, nhưng nó dài hơn DisplayPort khoảng 30m.
DisplayPort cho phép bạn truyền video 4K trên khoảng cách lên đến 2m bằng cáp thụ động (cáp passive). Có thể sử dụng cáp thụ động lên đến 15m, nhưng bị giới hạn ở độ phân giải 1080p (Full HD) như được định nghĩa trong tiêu chuẩn. Trong thực tế, đầu nối DisplayPort có khả năng xử lý độ phân giải lên tới 2560 x 1600 pixel trong tầm 5 mét mà không gặp khó khăn gì.
Chiều dài cáp của DisplayPort và HDMI
Lưu ý:
- Cáp chủ động (cáp passive) là cáp đồng để truyền dữ liệu, sử dụng mạch điện tử để tăng hiệu suất của cáp.
- Cáp thụ động không được tích hợp mạch điện tử.
Hy vọng, bài viết trên đã trình bày các đặc điểm của cổng DisplayPort, HDMI và bạn đọc đã có được cho mình những thông tin hữu ích!